Các hãng dược lựa chọn hướng đi nào cho thời “hậu vaccine Covid-19”?

Tuy nhiên, theo các dự báo từ chính những hãng này, doanh số bán hàng đó có thể giảm gần 2/3 trong năm nay vì thế giới đang dần hồi phục sau đại dịch và chính phủ Mỹ ngừng mua vaccine. Khả năng miễn dịch cao của cộng đồng nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và các ca nhiễm bệnh trước đó sẽ khiến nhu cầu về thuốc điều trị Covid-19 giảm xuống.

DOANH THU TỪ VACCINE GIẢM MẠNH TRONG NĂM 2023

Theo tờ The Guardian, hãng dược phẩm Pfizer đạt doanh thu kỷ lục 100,3 tỷ USD trong năm 2022, trong đó vaccine và thuốc kháng virus Paxlovid của hãng chiếm hơn nửa doanh thu, đạt gần 57 tỷ USD. Tuy nhiên, hãng này đã thông báo với các nhà đầu tư rằng ước tính doanh thu của năm 2023 sẽ giảm tới 33%, còn khoảng 67 – 71 tỷ USD. Doanh thu từ vaccine ngừa Covid-19 trong năm nay của hãng ước đạt 13,5 tỷ USD, giảm 64% so với năm 2022, trong khi doanh thu từ thuốc Paxlovid ước đạt 8 tỷ USD, giảm 58%.

Còn theo hãng tin Reuters, Moderna, nhà sản xuất vaccine ngừa Covid-19 của Mỹ cũng dự đoán doanh thu năm 2023 sẽ giảm mạnh. Sản phẩm vaccine ngừa Covid-19 dựa trên công nghệ mRNA do Moderna phát triển, đã thu về khoảng 18,4 tỷ đô la trong năm 2022 nhưng nhiều nhà phân tích nhận định, con số này sẽ giảm xuống còn khoảng 7 tỷ đô la trong năm 2023.

Merck đã ghi nhận mức doanh thu 5,7 ttr đô la từ việc bán thuốc Lagevrio trong năm ngoái. Nhiều nhà phân tích dự báo, doanh thu từ thuốc Lagevrio của Merck sẽ giảm xuống dưới 1 tỷ đô la trong năm nay. Tương tự, hãng dược phẩm Eli Lilly (Mỹ) kiếm được 2 tỷ đô la trong năm 2022 từ các các loại thuốc kháng thể đơn dòng điều trị Covid. Tuy nhiên, hãng không kỳ vọng có thêm bất kỳ khoản doanh thu nào từ mảng kinh doanh này trong năm 2023.

Doanh thu từ vaccine và các loại thuốc điều trị Covid-19 có thể giảm gần 2/3 trong năm nay.
Doanh thu từ vaccine và các loại thuốc điều trị Covid-19 có thể giảm gần 2/3 trong năm nay.

Theo nhà phân tích Evan Seigerman của BMO Capital Markets, những tập đoàn dược phẩm kiếm được bộn tiền trong thời kỳ đại dịch cần sử dụng tiền mặt nhanh chóng cho các thương vụ thâu tóm và đầu tư có tiềm năng tạo ra đột phá cho doanh thu. Pfizer đã mua lại hãng công nghệ sinh học Global Blood Therapeutics, nhà sản xuất thuốc điều trị bệnh hồng cầu hình liềm với giá 5,4 tỉ đô la và thâu tóm Biohaven Pharmaceutical, nhà sản xuất thuốc trị chứng đau nửa đầu, với giá 11,6 tỉ đô la hồi năm ngoái. Nhưng các nhà đầu tư vẫn đang gây sức ép rằng hãng dược này cần phải cần phải làm điều gì đó lớn hơn và có tác động hơn.

Nhà phân tích Hartaj Singh của Oppenheimer & Co cho biết, nhiều nhà đầu tư đang thất vọng vì Moderna đã không sử dụng nguồn tiền mặt khổng lồ thu được trong thời kỳ dịch bệnh để ứng phó cho viễn cảnh doanh thu và thu nhập sẽ giảm mạnh trong năm 2023 hoặc 2024. “Có những ví dụ về các công ty thụ động trong việc ứng phó tình hình mới, dẫn đến giá cổ phiếu của họ không có hiệu suất tốt, và Moderna có thể sẽ là ví dụ điển hình”, ông Singh cảnh báo.

LỰA CHỌN NÀO NHIỀU TIỀM NĂNG?

Hướng đi mới mà hầu hết các hãng dược đang sản xuất vaccine Covid-19 có thể lựa chọn, theo các nhà phân tích, là các loại thuốc, vaccine điều trị ung thư từ công nghệ mRNA. Thực tế, từ lâu đã có vaccine để bảo vệ con người khỏi virus HPV gây ung thư cổ tử cung và vaccine chống viêm gan B – căn bệnh có thể dẫn đến ung thư gan. Nhưng sau nhiều thập kỷ thất bại trong việc tạo ra vaccine ung thư, giưới khoa học hy vọng công nghệ mRNA đi tiên phong trong vaccine Covid-19 cũng có thể dẫn đến đột phá trong điều trị ung thư.

Tháng 12 năm ngoái, các nhà sản xuất thuốc Moderna và Merck đã công bố kết quả thử nghiệm ban đầu khả quan với vaccine mRNA được cá nhân hóa để điều trị cho bệnh nhân ung thư da. Moderna hiện cũng đang nghiên cứu sử dụng công nghệ này để sản xuất vaccine và các liệu pháp giúp điều trị, ngăn ngừa khối u ác tính tái phát. Nếu những phương pháp này có hiệu quả, điều có thể được ghi nhận ít nhất sau hai năm nữa, chúng sẽ gia nhập hàng ngũ các liệu pháp miễn dịch giúp cơ thể chống lại khối u.

Chính phủ Anh mới đây cũng tuyên bố sẽ hợp tác với công ty BioNTech của Đức để thử nghiệm vaccine mRNA điều trị ung thư. Các bệnh nhân sẽ được tiếp cận sớm với các thử nghiệm liên quan đến liệu pháp mRNA được cá nhân hóa, gồm vaccine ung thư, nhằm thúc đẩy hệ miễn dịch tấn công tế bào có hại. Vaccine sử dụng cho bệnh nhân giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Ngày 6/1 vừa qua, BioNTech cho biết sẽ thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển mới ở Anh, làm việc cùng phòng thí nghiệm Cambridge, đặt mục tiêu cung cấp 10.000 liệu pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư từ tháng 9/2023 đến cuối năm 2029.

Giới khoa học hy vọng công nghệ mRNA đi tiên phong trong vaccine Covid-19 cũng có thể dẫn đến đột phá trong điều trị ung thư.
Giới khoa học hy vọng công nghệ mRNA đi tiên phong trong vaccine Covid-19 cũng có thể dẫn đến đột phá trong điều trị ung thư.

Đồng thời, sau hơn 5 thập kỷ, ngành công nghiệp dược phẩm Mỹ đang trên đà cung cấp các loại vaccine hiệu quả chống lại virus hợp bào hô hấp (RSV) – loại virus đã khiến khoảng 90.000 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở xứ sở cờ hoa phải nhập viện kể từ đầu tháng 10/2022. Theo đó, loại thuốc đầu tiên để chống lại RSV có khả năng dành cho trẻ sơ sinh có tên nirsevimab đã được phê duyệt ở châu Âu vào tháng 12/2022 và dự kiến ​​sẽ được FDA chấp thuận vào mùa hè năm 2023. Đây không phải một loại vaccine mà là kháng thể đơn dòng giúp vô hiệu hóa RSV trong máu.

Các lãnh đạo của Sanofi – công ty đang sản xuất thuốc tiêm nirsevimab cùng AstraZeneca – đã từ chối tiết lộ mức giá của loại kháng thể đơn dòng này. Song, công ty này cho biết chi phí sẽ tương tự mức giá của một liệu trình vaccine dành cho trẻ em. Thông thường, loại vaccine đắt tiền nhất mà CDC phải trả rơi vào khoảng 650 USD với 4 mũi ngừa nhiễm trùng phế cầu khuẩn. 

 
Nếu được FDA chấp thuận, nirsevimab sẽ mang lại doanh thu hàng tỷ USD, khi nó được tiêm rộng rãi trong số 3,7 triệu trẻ em sinh ra ở Mỹ mỗi năm.

Sanofi và AstraZeneca hy vọng nirsevimab sẽ được FDA chấp thuận, CDC khuyến nghị và được triển khai trên khắp xứ sở cờ hoa vào mùa thu năm 2023. Ở diễn biến khác, Pfizer và GSK cũng đang tham gia vào cuộc chạy đua sản xuất vaccine truyền thống chống lại RSV và mong đợi sự chấp thuận của FDA vào cuối năm 2023. Ban đầu, vaccine của Pfizer sẽ được tiêm cho phụ nữ mang thai, để bảo vệ con họ khỏi RSV; còn vaccine của GSK sẽ được tiêm cho người già.

Ngoài vaccine chống RSV, Pfizer chuẩn bị tung ra tới 19 sản phẩm mới trong năm rưỡi tới, trong đó có thuốc viêm loét đại tràng, thuốc trị chứng đau nửa đầu, viêm loét ruột già và một vài loại thuốc khác. Aamir Malik, Giám đốc đổi mới kinh doanh của công ty, đã nói với các nhà phân tích rằng Pfizer đang mạnh dạn tìm kiếm cơ hội mở rộng, đồng thời họ cũng đang tìm kiếm các giao dịch có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng trong nửa sau của thập kỷ và có thể tăng thêm giá trị đáng kể về mặt khoa học hoặc thương mại.

Theo vneconomy.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

14 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline

Hotline

(+84)365 999 115

Email

Email

info@herac.org

Liên hệ

Liên hệ

với HERAC