Các nhà nghiên cứu của Đại học Osaka sử dụng AI để giải mã hoạt động của não

Yu Takagi, trợ lý giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học Osaka cho biết ông đã cảm thấy kinh ngạc trước những gì mình đã chứng kiến: trí tuệ nhân tạo tạo ra hình ảnh về những gì đối tượng tham gia nghiên cứu đang nhìn thấy trên màn hình bằng cách giải mã hoạt động não bộ. Takagi cho biết: “Tôi vẫn nhớ khi nhìn thấy những hình ảnh đầu tiên. Tôi tự nói với bản thân, được rồi, điều đó là bình thường, tôi không bị điên”.

Để phân tích bản quét não của các đối tượng tham gia thí nghiệm với số lượng hiển thị lên tới 10.000 hình ảnh ở trong máy MRI, Takagi và nhóm của ông đã sử dụng Stable Diffusion (SD), một mô hình AI học sâu được phát triển ở Đức vào năm 2022. Bên cạnh đó, Takagi và cộng sự đã phát triển một mô hình đơn giản để “phiên dịch” và giải mã hoạt động của não thành một định dạng dễ hiểu đồng thời họ cũng sử dụng Stable Diffusion, một phần mềm AI chuyển đổi văn bản thành hình ảnh để có thể tạo ra những hình ảnh trong não bộ một cách rõ nét nhất. 

CÔNG NGHỆ CÓ KHẢ NĂNG ĐỌC TÂM TRÍ ĐẶT RA NHIỀU LO NGẠI 

AI đã có thể thực hiện điều này, tuy nhiên, Takagi nhấn mạnh sự phát triển của AI hiện tại không đại diện cho khả năng đọc suy nghĩ vì AI chỉ có thể tạo ra những hình ảnh mà một người đã nhìn thấy. “Đây không phải là đọc suy nghĩ. Thật không may, có rất nhiều quan niệm sai lầm về nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi không nghĩ rằng điều này là thực tế; chúng ta không thể giải mã những giấc mơ hay trí tưởng tượng. Tuy nhiên, rõ ràng là AI có tiềm năng cho chúng tôi thực hiện điều này trong tương lai”, Takagi khẳng định

Tuy nhiên, giữa cuộc thảo luận rộng rãi hơn về những mối nguy hiểm do AI nói chung gây ra, những phát hiện mới của nhóm Takagi đã đặt ra câu hỏi về cách sử dụng công nghệ như vậy trong tương lai. Takagi thừa nhận rằng có rất nhiều lý do để lo ngại về vấn đề công nghệ có khả năng đọc suy nghĩ sẽ bị lạm dụng bởi những kẻ có ý định xấu. 

“Mối quan tâm về quyền riêng tư là vấn đề quan trọng nhất đối với chúng tôi. Đó là một vấn đề rất tế nhị nếu chính phủ hoặc tổ chức khác có khả năng đọc được suy nghĩ của mọi người. Các cuộc thảo luận cấp cao là cần thiết để đảm bảo rằng điều này không thể xảy ra”, Takagi cho biết trong cuộc phỏng vấn với Technology Times. 

PHÁT HIỆN CỦA TAKAGI CHỈ LÀ NHỮNG BƯỚC ĐẦU TRONG GIẢI MÃ NÃO BỘ CON NGƯỜI 

Ngành công nghệ, vốn đã được điện khí hóa nhờ những tiến bộ nhanh chóng trong AI, bao gồm cả việc phát hành ChatGPT, công cụ đang hỗ trợ con người thực hiện rất nhiều tác vụ. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề về các giao diện thần kinh, các chuyên gia cho rằng cần nhiều thập kỷ nữa mới có thể giải mã chính xác các trải nghiệm hình ảnh tưởng tượng của con người. Nghiên cứu của Takagi và Nishimoto yêu cầu các đối tượng phải ngồi trong máy quét fMRI tới 40 giờ, điều này rất tốn kém và mất thời gian.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng các giao diện thần kinh thông thường thiếu tính ổn định trong ghi hình lâu dài do tính chất mềm và phức tạp của mô thần kinh. Các kỹ thuật ghi âm hiện tại dựa vào các đường dẫn điện để truyền tín hiệu thường dễ bị nhiễu điện từ môi trường xung quanh. Khả năng AI hiện tại đang tiến bộ, nhưng Takagi không lạc quan về công nghệ não bộ.

Theo Technology Times, công nghệ của Takagi và Nishimoto có thể được sử dụng với các thiết bị quét não khác ngoài MRI, chẳng hạn như điện não đồ hoặc với các công nghệ siêu xâm lấn như cấy ghép máy tính não do Neuralink của Elon Musk phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyên gia đánh giá hiện có rất ít ứng dụng thực tế cho các thí nghiệm AI của họ. Tuy nhiên, Takagi vẫn tin rằng công nghệ của mình trong tương lai có thể được sử dụng cho các mục đích y tế, giao tiếp hoặc giải trí.

Theo vneconomy.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

14 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline

Hotline

(+84)365 999 115

Email

Email

info@herac.org

Liên hệ

Liên hệ

với HERAC