Thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đại tháo đường Tuýp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2021. Thiết kế nghiên cứu tiên cứu với cỡ mẫu 194 người bệnh đái tháo đường được theo dõi đánh giá khi nhâp viên, sau 5 ngày năm viện và xuất viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng lâm sàng điển hình đều có xu hướng giảm. Tỷ lệ có glucose máu trung bình lúc đói đạt mức kiểm soát >7 mmol/l tại các thời điểm giảm từ 89,7% xuống còn 37,6%. Các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng đều đạt trên 85%. Về tình trạng dinh dưỡng, chỉ số BMI trung bình là 22,8 ± 4,7, tỉ lệ thừa cân chiếm 20%, tỉ lệ người gầy chiếm 10% và 4,4 % béo phì. Có 92,8% người bệnh không có yếu tố nguy cơ dinh dưỡng và 7,2% có nguy cơ dinh dưỡng vừa, nhẹ theo đánh giá SGA.

Từ khoá: Dinh dưỡng, đái tháo đường typ 2, chăm sóc.

SUMMARY

The study was conducted to describe the current care and nutritional status of patients with type 2 diabetes at Ha Dong General Hospital in 2021. A prospective study design having a sample size was 194 patients with type 2 diabetes on admission, after 5-day admission s, and discharge. The study results showed that all the typical clinical symptoms witnessed a downward trend. The percentage of fasting blood glucose that reached the control level >7 mmol/l at all times decreased from 89,7% to

37,6%. The nursing care activities are over 85%. Regarding the nutritional status, the average BMI was 22.8 ± 4.7. The percentage of malnutrition, overweight, and obesity was 10%, 20%, and 4,4%, respectively. There were 92.8% of patients with no nutritional risk factors and 7.2% with moderate or mild nutritional risk as assessed by SGA. Keywords: Nutrition, type 2 diabetes, care. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Đặc biệt, Bệnh đái tháo đường typ 2 chiếm tới 90 – 95% [1]. Trên toàn thế giới có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20 – 79) tương đương 1 trong 11 người lớn đang sống với bệnh đái tháo đường trong năm 2015. Tại Việt Nam, vào năm 2017 đã có 3,53 triệu người mắc bệnh báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế. Đây thực sự là khoảng trống lớn về chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường để quản lý được tình trạng glucose máu, ngăn ngừa biến chứng, đạt được chất lượng cuộc sống [2]. Chăm sóc người bệnh đái tháo đường nếu được chăm sóc, quản lý, tư vấn truyền thông và điều trị kịp thời bằng thuốc, chế độ ăn uống, dinh dưỡng và luyện tập hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do bệnh gây nên. Nếu hoạt động chăm sóc điều dưỡng có chất lượng tốt sẽ giảm được thời gian nằm viện của người bệnh, giảm chi phí điều trị, chất lượng điều trị được nâng cao góp phần không nhỏ tới uy tín của bệnh viện

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông là một trong những Bệnh viện hạng I của Sở Y tế Thành phố Hà Nội với 650 giường kế hoạch năm 2019 – 2020. Đơn nguyên Nội tiết là một đơn nguyên mới thành lập nhưng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao đang tiếp nhận số lượng bệnh nhân đái tháo đường. Để góp phần nâng cao kết quả chăm sóc cũng như hoàn thiện chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu với mục tiêu mô tả thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2021.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu

Các bệnh nhân mắc ĐTĐ typ 2 điều trị tại Khoa Nội tiết – Bệnh viện Đa khoa Hà Đông từ tháng 11/2020 đến tháng 6/2021.

2. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả tiến cứu.

3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng 1 tỷ lệ với p = 0,1191 [14] và d = 0,05 (d là sai số mong muốn tuyệt đối so với p). Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 161 mẫu. Dự phòng 20% mẫu. Tổng số mẫu cần cho nghiên cứu là 194 người bệnh.

4. Phương pháp thu thập số liệu

4.1. Công cụ thu thập số liệu

Hồ sơ bệnh án Bộ phiếu phỏng vấn thiết kế sẵn

Đo cân nặng bằng cân: Cân điện tử chính xác tới 100g. Đo chiều cao bằng: Thước gỗ 3 mảnh của UNICEF, độ chính xác 0,1 cm Tính chỉ số khối cơ thể (Body mass index. BMI): BMI = Trọng lượng (kg)/Chiều cao2(m2). Phiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng SGA (Subjective Global Assessment) Xét nghiệm hóa sinh, huyết học: Bằng máy xét nghiệm AU680

4.2. Tiêu chuẩn đánh giá phân loại

Hoạt động chăm sóc chung được đánh giá tại các câu hỏi và được đánh “Đạt” nếu nhân viên y tế có thực hiện chăm sóc, theo dõi, thực hiện đầy đủ và đúng chỉ định, người bệnh không xãy ra tai biến; “Không đạt” nếu điều dưỡng không thực hiện hoặc thực hiện khi được báo hoặc thực hiện đầy đủ không chính xác, có thể có xảy ra tai biến. Bệnh nhân được đánh giá các chỉ số và các biến chứng tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu vào viện (T0), sau 5 ngày (T1) và ra viện (T2). Kết quả chăm sóc khi các chỉ số cận lâm sàng: glucose, HbA1c, huyết áp, cholesterol TP, HDL-c, LDL-c, triglycerid đạt ở mức khuyến nghị, các triệu chứng cơ năng giảm so với thời điểm bắt đầu nhập viện, không xảy ra biến chứng trong quá trình điều trị, người bệnh hiểu biết bệnh, tuân thủ các chế độ dùng thuốc, ăn uống, luyện tập.

KT QU VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1. Phân loại bệnh nhân dựa vào triệu chứng

Bảng 1. Phân loại bệnh nhân dựa vào triệu chứng

Kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng cổ điển gặp với tỷ lệ tương đối cao: mệt mỏi 90,2%, tê bì chân tay 67%, tiểu nhiều 64,4%, khát uống nhiều 62,4%. Tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng tại các thời điểm đánh giá giảm so với T0. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Đức Long có 72,3 bệnh nhân uống nhiều, tiều nhiều 69,2% gầy sút cân 54,7%, mệt mỏi 78,6% điều này cho thấy các triệu chứng của bệnh đái tháo đường được gặp khá nhiều

Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo mức độ kiểm soát đường máu

Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo mức độ kiểm soát đường máu

Tỷ lệ có glucose máu trung bình lúc đói đạt mức kiểm soát >7 mmol/l tại các thời điểm đều giảm so với T0 (Từ 89,7% xuống còn 37,6%). Tại thời điểm T2, có 62,6 % người bệnh đặt mục tiêu kiểm soát đường huyết (≤ 7 mmol/l). Theo nghiên cứu Trần Thanh Hòa [7] thời điểm bắt đầu nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát đường huyết không đạt > 7 mmol/l từ 80,7% xuống còn 30,1% kết quả này giảm nhiều hơn nghiên cứu của chúng tôi là do thời điểm đánh trong nghiên cứu của chúng tôi thời điểm ra viện là kết thúc 1 đợt điều trị ra viện thông thường là khoảng 10 – 13 ngày còn của tác giả Trần Thanh Hòa là 6 tháng.

Bảng 2. Đánh giá hoạt động chăm sóc của điều dưỡng

Bảng 2. Đánh giá hoạt động chăm sóc của điều dưỡng

Theo đánh giá của bệnh nhân các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng đều đạt trên 85%. Cao nhất là điều dương làm các xét nghiệm đường máu 99,5%, tiếp đến là thực hiện các y lệnh 96,9% thấp nhất là theo dõi biến chứng 87,1%. So sánh với nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh tại Bệnh viện Hữu Nghị [8] có 9,7% người bệnh đánh giá điều dưỡng thực hiện y lệnh không đạt kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ bệnh nhân đánh giá thực hiện y lệnh của điều dưỡng không đạt thấp hơn

Bảng 3 Phân loại BMI của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3 Phân loại BMI của đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng theo BMI là 22,8 ± 4,7. Người bệnh có chỉ sổ BMI bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất, tỉ lệ thừa cân chiếm 20%, tỉ lệ người gầy (thiếu năng lượng trường diễn) chiếm 10% và thấp nhất là tỉ lệ béo phì chỉ chiếm 4,4%. Kết quả này tương tự với nguyên cứu của Nguyễn Thị Hương Lan năm 2019 -2020 có BMI trung bình 22,3 ± 3,1 với BMI bình thường là 72%; tỉ lệ BMI gầy chiếm tỷ lệ 8,6% và thừa cân,béo phì là 19,4%. Điều này được lý giải vì đối tượng nghiên cứu là người châu Á thể trạng nhỏ, mức độ ít béo phì hơn, bị biến chứng lâu hơn và tư vong sớm hơn [9].

Bảng 4. Nguy cơ suy dinh dưỡng bệnh nhântheo SGA

Bảng 4. Nguy cơ suy dinh dưỡng bệnh nhân
theo SGA

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người bệnh không có yếu tố nguy cơ chiếm 92,8%; người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng vừa, nhẹ chiếm 7,2%. Tỉ lệ không có nguy cơ cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Lệ Thu [10].

KẾT LUẬN

Nghiên cứu Thực trạng chăm sóc và tình trạng dinh dưỡng trên 194 người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2021 thu được kết quả như sau: Các triệu chứng với tỷ lệ tương đối cao: Mệt mỏi 90,2%, tê bì chân tay 67%, tiểu nhiều 64,4%, khát uống nhiều 62,4%. Tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng tại các thời điểm đánh giá có xu hướng giảm.

Tỷ lệ có glucose máu trung bình lúc đói đạt mức kiểm soát >7 mmol/l tại các thời điểm giảm từ 89,7% xuống còn 37,6% sau 10-13 ngày điều trị. Các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng đều đạt trên 85%. Chỉ số BMI trung bình là 22,8 ± 4,7, tỉ lệ thừa cân chiếm 20%, tỉ lệ người gầy chiếm 10% và 4,4 % béo phì. Theo đánh giá SGA, có 92,8% người bệnh không có yếu tố nguy cơ và 7,2% có nguy cơ dinh dưỡng vừa, nhẹ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thy Khuê và cs (2007), Bệnh đái tháo đường, Nội tiết học đại cương. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,335 – 373.

2. International Diabetes Federation (2019), IDF diabetes atlas nighth edition.

3. Tạ Văn Bình (2007). Những nguyên lí nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glocose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

4. Bộ Y tế (2011). Thông tư 08/2011/TT- BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 về việc Hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2007). Điều dưỡng cơ bản 1, sách đào tạo cử nhân điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học.

6. Nguyễn Đức Long (2012). Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tuy An. Tạp chí Y học thực hành, 23.

7. Trần Thanh Hòa (2013). Đánh giá hiệu quả quản lý bệnh nhân đái tháo đường typ 2 ngoại trú tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội

8. Dương Thị Binh Minh (2012). Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu nghị. Y học thực hành 876(7).

9. Nguyễn Thị Hương Lan và cộng sự (2021). Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của người bệnh đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn năm 2019 – 2020. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 146(10), 130 – 139.

10. Trần Thị Lệ Thu (2017). Tình trạng dinh dưỡng và thực hành chăm sóc dinh dưỡng bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai năm 2016 – 2017. Khoá luận Y khoa, Đại học Y Hà Nội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

14 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline

Hotline

(+84)365 999 115

Email

Email

info@herac.org

Liên hệ

Liên hệ

với HERAC