Đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện các chính sách phòng, chống dịch Covid-19

Chiều 10/10, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 16, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc triển khai thực hiện các biện pháp được Nghị quyết 30 giao hoặc cho phép tổ chức triển khai thực hiện như: Việc thực hiện các biện pháp hạn chế trong phòng, chống dịch Covid-19; việc tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh Covid-19; điều động huy động người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh, đảm bảo thuốc, vaccine, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch.

Việc thực hiện hỗ trợ người sử dụng lao động thông qua các chính sách tài khóa, tiền tệ, giảm thuế cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; về nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch…

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới khẳng định, Nghị quyết 30 của Quốc hội ban hành rất kịp thời trong điều kiện dịch bùng phát. Nghị quyết đã góp phần bảo đảm trật tự, không bị rối trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện; góp phần tăng cường nguồn lực cho phòng chống dịch, cả về ngân sách, xã hội hóa hay nước ngoài.

Tuy nhiên, ông cũng đề nghị cần phải đánh giá sâu hơn kết quả đạt được về quốc phòng, an ninh, trong đó cần phải xác định giữ vững quốc phòng và an ninh, xã hội ổn định, chủ quyền quốc gia được giữ vững trong điều kiện rất khó khăn ở trong nước và thế giới. Lực lượng chức năng xử lý nghiêm tội phạm lợi dụng tình hình dịch bệnh, qua đó vừa bảo đảm tính răn đe, vừa giữ vững trật tự an toàn xã hội để phòng, chống dịch đạt hiệu quả.

Cũng tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị rà soát phạm vi đánh giá bám sát các điểm của khoản 3 trong Nghị quyết 30, về các cơ chế, chính sách đặc cách, đặc thù mà không phải đánh giá tổng kết toàn bộ công tác phòng chống dịch.

Trong đó, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 30 thì có tiếp 6 nghị quyết của Quốc hội về lĩnh vực này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 10 nghị quyết liên quan cũng cần phải đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép được huy động các nguồn lực phòng chống dịch thì cần phải thống kê đã huy động nguồn lực tổng số là bao nhiêu tiền, tài khóa, tiền tệ là bao nhiêu, chuyển nguồn dùng cho phòng chống dịch là bao nhiêu.

Việc cho phép lấy quyết định thành lập và quyết định hoạt động của bệnh viện dã chiến vào một, thì cần báo cáo cả nước thành lập bao nhiêu bệnh viện dã chiến theo quy định này, hoạt động của bệnh viện ra sao, việc huy động nguồn nhân lực tham gia như thế nào…

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phải có có số liệu tình hình triển khai thực hiện, qua kết quả đó để đánh giá sự cần thiết, tính đúng đắn và tác động to lớn của Nghị quyết 30 về phòng, chống dịch, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ cho phục hồi và tăng trưởng, phát triển kinh tế – xã hội. 

Cho rằng Nghị quyết 30 của Quốc hội là một văn bản rất quan trọng, ra đời kịp thời, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, một số văn bản ban hành và tổ chức thực hiện còn chậm, sự phối hợp giữa các cơ quan ở cả Trung ương, địa phương nhiều nơi còn chưa chặt chẽ, dẫn đến cách hiểu, cách làm ở chỗ này, chỗ kia còn khác nhau và việc thực hiện các giải pháp còn có mặt hạn chế.

Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị giao Chính phủ tiếp tục hoàn thiện báo cáo và Ủy ban Xã hội chủ trì thẩm tra, Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế và các Ủy ban liên quan tham gia thẩm tra, bám sát nội dung của Nghị quyết Quốc hội.

Theo vneconomy.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

14 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline

Hotline

(+84)365 999 115

Email

Email

info@herac.org

Liên hệ

Liên hệ

với HERAC