Bộ Y tế ra cảnh báo thuốc Nexium nghi ngờ nhập lậu, lưu hành trái phép

Trước đó, Cục Quản lý Dược nhận được công văn của Công ty TNHH Astrazeneca Việt Nam báo cáo về việc phát hiện các mẫu thuốc Nexium 20mg, Nexium 40mg nghi ngờ là thuốc nhập khẩu/ lưu hành trái phép tại Việt Nam, kèm theo các tài liệu về các thuốc này, trong đó trên bao bì của 1 mẫu thuốc có ghi “Thuốc nhập khẩu song song, số GP: 2765/QLD-KD ngày 27/02/2013, DNNK: Công ty cổ phần Armepharco”.

Sau khi xem xét, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về dược, Cục Quản lý Dược thông báo: Các thuốc Nexium 20mg (Enterik Kaph Pellet Tablet) và Nexium 40mg (Enterik Kaph Pellet Tablet) bao gồm cả thuốc Nexium có dán tem “Thuốc nhập khẩu song song, số GP: 2765/QLD-KD ngày 27/02/2013, DNNK: Công ty cổ phần Armepharco” là thuốc không được phép nhập khẩu, lưu hành tại Việt Nam, mạo danh doanh nghiệp nhập khẩu.

Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không được mua bán, sử dụng các thuốc Nexium 20mg (Enterik Kaph Pellet Tablet) và Nexium 40mg (Enterik Kaph Pellet Tablet) không rõ nguồn gốc, không được nhập khẩu, lưu hành trái phép.

Cục Quản lý Dược yêu cầu các địa phương phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm nghi ngờ là thuốc nhập khẩu/ lưu hành trái phép trên nhãn ghi Nexium 20mg (Enterik Kaph Pellet Tablet), Nexium 40mg (Enterik Kaph Pellet Tablet).

Tổ chức tiếp nhận thông tin báo cáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nghi ngờ là thuốc nhập khẩu/lưu hành trái phép nêu trên.

Đồng thời, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành, báo cáo về Cục Quản lý Dược.

Thuốc Nexium là sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén bao phim kháng dịch dạ dày và được dùng trong điều trị các bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), loét dạ dày tá tràng và hội chứng Zollinger Ellison.

Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng ở nhiều tỉnh thành liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều vụ nhập lậu thuốc tân dược với số lượng lớn. 

Trong khi thuốc nhập lậu đang xuất hiện ở nhiều nơi thì trong bệnh viện, người bệnh đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc. Hiện, ngay cả một số loại thuốc chữa tiền đình, chống nôn vốn không hiếm nhưng cũng không có. Người nhà, người bệnh phải ra ngoài mua, gây tốn kém và khó khăn cho chính đội ngũ nhân viên y tế.

Theo Bộ Y tế, quá trình triển khai thực hiện tại các đơn vị, địa phương, đặc biệt là việc đấu thầu, mua sắm phục vụ công tác phòng, chống dịch vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc và bất cập. Hiện có tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế ở nhiều nơi, chủ yếu là các loại thuốc, vật tư y tế thông dụng thuộc thẩm quyền mua sắm của các địa phương, đơn vị, gây ảnh hưởng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Theo vneconomy.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

14 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline

Hotline

(+84)365 999 115

Email

Email

info@herac.org

Liên hệ

Liên hệ

với HERAC